Kết quả Chiến_tranh_Punic_lần_thứ_hai

Quang cảnh từ trên không(1958) của cothon ở Carthage-dạng cảng quân sự. Bến cảng quân sự hình tròn ở chính giữa bán đảo. Lối vào cảng đã bị phù xa vùi lấp.Mô hình tỉ lệ của căn cứ hải quân tròn ở Carthage. Lưu ý tới những vũng đậu độc đáo dành cho tàu chiến

Carthage bị mất Hispania mãi mãi, và quyền lực của người La Mã đã được thiết lập vững chắc trên diện rộng. Một khoản bồi thường chiến phí lên đến 10.000 talent đã được áp đặt, lực lượng hải quân nó bị giới hạn còn 10 tàu để tránh khỏi cướp biển, và Carthage đã bị cấm xây dựng một đội quân mà không có sự cho phép của Roma. Người Numidia đã nắm lấy cơ hội này để xâm chiếm và cướp bóc lãnh thổ của Carthage. Nửa thế kỷ sau, khi Carthage xây dựng một đội quân để bảo vệ chính mình khỏi những cuộc tấn công, nó đã bị phá hủy hoàn toàn bởi người La Mã trong Chiến tranh Punic lần thứ ba. Mặt khác, Roma,với chiến thắng của mình, đã tiến một bước quan trọng trên con đường hướng tới sự thống trị toàn bộ thế giới Địa Trung Hải.

Sự kết thúc của cuộc chiến tranh không được chào đón một cách phổ biến tại Roma, vì lý do cả về mặt chính trị và tinh thần. Khi Viện nguyên lão ra sắc lệnh về một hiệp ước hòa bình với Carthage, Quintus Caecilius Metellus, một cựu chấp chính quan, nói rằng ông không nhìn nhận việc chấm dứt cuộc chiến tranh như là một phước lành cho Roma, vì ông sợ rằng những người La Mã sẽ chìm đắm vào giấc ngủ của họ trước đây, mà vốn chỉ có thể bị đánh thức bởi sự hiện diện của Hannibal.[29]. Những người khác, đáng chú ý nhất là Cato Già, sợ rằng nếu Carthage không hoàn toàn bị phá hủy nó sẽ sớm lấy lại sức mạnh của mình và trở thành mối đe dọa mới đến Roma, và thúc ép phải có những điều kiện hòa bình khắc nghiệt hơn. Ngay cả sau khi hòa bình, Cato lại càng nhấn mạnh hơn về sự phá hủy Carthage, và ông ta kết thúc toàn bộ bài diễn thuyết của mình với câu "Carthage phải bị tiêu diệt", ngay cả khi họ không có gì để làm với Carthage [30].

Những khám phá khảo cổ học đã phát hiện ra rằng bến cảng quân sự hình tròn nổi tiếng tại Carthage, Cothon, đã nhận được một sự xây dựng đáng kể sau khi kết thúc cuộc chiến tranh này. Nó có thể chứa và nhanh chóng triển khai khoảng 200 tàu trireme. Đây là một phát triển đáng ngạc nhiên bởi vì, sau chiến tranh, hạm đội Carthage đã bị giới hạn chỉ có mười trireme và là một trong những điều khoản đầu hàng. Một lời giải thích khác như sau: như các thành phố khác của người Phoenicia, hải tặc với tàu chiến đóng vai trò quan trọng bên cạnh thương mại, ngay cả khi đế chế La Mã đã hoàn toàn được thiết lập và chính thức kiểm soát tất cả các bờ biển. Trong trường hợp này, nó không phải rõ ràng rằng hiệp ước này có bao gồm các tàu chiến hải tặc. Một sự nhắc đến duy nhất về hải tặc Punic đó là từ cuộc chiến tranh Punic lần thứ nhất: một trong số họ, Hanno người Rhodia, sở hữu một tàu quinquereme (nhanh hơn so với các mô hình được đóng hàng loạt mà những người La Mã đã sao chép), có thủy thủ đoàn khoảng 500 người và là một trong những tàu chiến to nhất được sử dụng. Những hải tặc sau này ở các vùng biển của La Mã được ghi nhận là đã sử dụng các tàu nhỏ hơn nhiều, có thể chạy nhanh hơn các tàu hải quân, nhưng lại có thủy thủ đoàn ít hơn. Như vậy, nghề cướp biển có thể được phát triển mạnh ở Carthage và nhà nước đã không có một lực lượng quân sự riêng biệt. Cướp biển có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc bắt nô lệ, một trong những hàng hoá thương mại có lợi nhuận cao nhất, nhưng các tàu buôn với hàng hóa giá trị và thủy thủ đoàn cũng là mục tiêu của họ. Không có nguồn nào còn sót lại mà ghi chép về số phận của hải tặc Punic trong khoảng thời gian giữa các cuộc chiến tranh Punic.

Hannibal đã trở thành một thương nhân trong nhiều năm và sau đó đã có được một vai trò lãnh đạo ở Carthage. Tuy nhiên, giới quý tộc Carthage đã cảm thấy khó chịu bởi chính sách của ông về dân chủ và cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Họ đã thuyết phục những người La Mã để ép buộc ông phải sống lưu vong ở Tiểu Á, tại nơi đây ông một lần nữa lãnh đạo quân đội chống lại người La Mã và các đồng minh của họ trên chiến trường. Cuối cùng ông đã tự sát để tránh bị bắt.